Thứ năm | 01/06/2023-09:38:39 am
Trang chủ

Năng lực hoạt động của Tổ thí nghiệm Công nghệ Sinh học (Khối Thí nghiệm Nông nghiệp)

 

NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG

TỔ THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ SINH HỌC

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Tổ thí nghiệm Công nghệ sinh học Trường Đại học An Giang, chuyên thực hiện công tác giảng dạy thí nghiệm – thực hành, thực nghiệm khoa học, nghiên cứu, ứng dụng, và chuyển giao Khoa học – Công nghệ; Song song với các hoạt động trên, Tổ thÍ nghiệm Công nghệ sinh học còn thực hiện các hoạt động dịch vụ một số chỉ tiêu của hai lĩnh vực vi sinh và hóa lý theo yêu cầu phân tích, đánh giá của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường.

Tổ Thí nghiệm công nghệ sinh học có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Quản lý toàn diện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy hoạch xây dựng các phòng Thí nghiệm thuộc tổ Công nghệ sinh học; xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Tổ chức bảo dưỡng, bảo trì và hiệu chuẩn các trang thiết bị thí nghiệm – thực hành nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả; Phục vụ hoạt động thí nghiệm – thực hành theo chương trình và kế hoạch đào tạo của Trường; Tạo điều kiện để Cán bộ khoa học trong và ngoài Trường đến làm việc, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ; Tổ chức các hoạt động dịch vụ Khoa học – Công nghệ và đào tạo trong một số lĩnh vực chuyên môn có điều kiện và khả năng thực hiện; Xây dựng kế hoạch phát triển và hợp tác trong các lĩnh vực thuộc chức năng chuyên môn.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ cấu

Tổ Thí nghiệm Công nghệ Sinh học gồm các phòng thí nghiệm Chuyên môn: phòng Thí nghiệm Sinh học phân tử, phòng Thí nghiệm vi sinh vật, phòng thí nghiệm Công nghệ protein và enzyme, phòng Thí nghiệm nấm học, phòng Thí nghiệm Công nghệ sinh học động vật và một số phòng Dạy thực tập.

2. Tổ chức nhân sự

TT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC DANH

CHỨC VỤ

Liên hệ

1

ThS. Dương Thị Huỳnh Như

 

Kỹ thuật viên

Nhân viên

0913 798 147

ldthnhu@agu.edu.vn

Lý lịch khoa học

2

ThS. Nguyễn Thị Bảo Trân


Giảng viên

Nhân viên

0941 240 689

ntbaotran@agu.edu.vn

Lý lịch khoa học

3

CN. Võ Phương Mai


Kỹ thuật viên

Nhân viên

0949 0939 87

vpmai@agu.edu.vn

Lý lịch khoa học

4

CN. Trần Chí Nhân

 

Kỹ thuật viên

Nhân viên

0966 217 194

tcnhan@agu.edu.vn

Lý lịch khoa học


III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Tổ Công nghệ sinh học là nơi thực hiện giảng dạy thực hành, thực tập chủ yếu các môn học cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học và Sinh học Ứng dụng. Ngoài ra, Tổ Công nghệ sinh học còn hỗ trợ thực hành cho các môn học thuộc chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trồng trọt và Công nghệ môi trường.

Hướng dẫn cho sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận và chuyên đề tốt nghiệp.

Hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài Trường nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành Sinh học ở trong và ngoài nước.

Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại được trang bị đầy đủ cho các nghiên cứu từ cơ bản đến chuyên sâu trong các lĩnh vực vi sinh vật và sinh học phân tử.

- Các thiết bị phục vụ chuyên sâu cho lĩnh vực vi sinh: Micropipet, cân kỹ thuật số 4 số lẻ, máy khuấy từ gia nhiệt, máy đếm khuẩn lạc kỹ thuật số, tủ ủ vi sinh, tủ sấy, máy lắc vòng, máy lắc ngang, nồi hấp tiệt trùng, ổ ghim tiệt trùng, lò nung, tủ an toàn sinh học cấp 2, tủ ủ, tủ sấy, máy đo pH, máy quang phổ so màu (UV-Vis), ..

- Các thiết bị phục vụ chuyên sâu cho lĩnh vực sinh học phân tử: Máy PCR, máy chụp hình gel, máy ly tâm thường, máy ly tâm lạnh, máy ly tâm chân không, bộ điện di nằm, máy ổn nhiệt, máy Vortex, micropipet, cân kỹ thuật số 4 số lẻ, …

Tổ Thí nghiệm Công nghệ sinh học xây dựng dựa vào các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thí nghiệm (ISO/IEC 17025), thiết lập, duy trì và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng để cung cấp các dịch vụ tin cậy, chuyên nghiệp theo phương châm: Chính xác, Khách quan, Kịp thời và Hiệu quả.

Các chỉ tiêu phân tích

TT

CHỈ TIÊU

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

I. CHẤT LƯỢNG NƯỚC

01

E.coli

TCVN 6187-2:1996

02

Coliforms

TCVN 6187-2:1996

03

Độ cứng tổng

TCVN 6224 : 1996

04

Na

Phổ hấp thu nguyên tử

05

Kali

Phổ hấp thu nguyên tử

IV.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

TT

Tên đề tài/dự án

Mã số &

cấp quản lý

Thời gian thực hiện

Kinh phí

(triệu đồng)

Chủ nhiệm

/Tham gia

Ngày nghiệm thu

Kết quả

1

Phân lập vi khuẩn vi hiếu khí giảm độc chất mangan trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long

Khoa

10/2017- 10/2018

5

Chủ nhiệm

8/10/2018

Đạt

2

Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn vi hiếu khí có khả năng cố định đạm trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Khoa

10/2017 – 4/2018

5

Tham gia

8/10/2018

Đạt

3

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm phân hữu cơ vi sinh từ các dòng vi khuẩn Rhodobacter sphaeroides, Rhodopseudomonas palustris được phân lập trên đất phèn và thử nghiệm đối với cây lúa trồng trong điều kiện nhà lưới

Cơ sở, mã số T2018-59 (ĐHCT)

5/2018 – 12/2018

30

Tham gia

12/2018

Đạt

4

Hoàn thiện chế phẩm hữu cơ vi sinh để ứng dụng trong tăng năng suất khóm (Ananas comosus L.) và cải thiện chất lượng đất phèn

Cơ sở, T2019-66 (ĐHCT)

5/2019 – 3/2020

30

Tham gia

3/2020

Đạt

5

Phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng cung cấp δ-aminolevulinic acid từ đất nhiễm mặn tôm-lúa

Cơ sở, mã số T2020-70 (ĐHCT)

6/2020 – 12/2020

30

Tham gia

12/2020

Đạt

6

Phân lập, tuyển chọn, định danh vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng hòa tan kali và ứng dụng để hỗ trợ sinh trưởng cây lúa trồng trên đất phèn tại nhà lưới

Cơ sở, mã số DX-102 (ĐHCT)

6/2021 – 6/2022

30

Tham gia

Đang thực hiện

7

Xây dựng biện pháp tổng hợp để chẩn đoán, quản lý dưỡng chất và bệnh hại có nguồn gốc từ đất bằng phương pháp sinh học cho cây khóm Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang

8/2019 - 12/2022

2000

Tham gia

Đang thực hiện

8

Thử nghiệm chế phẩm vi sinh để cải thiện độ phì nhiêu đất phù sa không được bồi trong canh tác cây bắp lai tại huyện An Phú, An Giang

ĐHQG, Loại C

2021 - 2022

200

Tham gia

Đang thực hiện

9

Ứng dụng vi khuẩn kháng mặn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía dưới dạng chế phẩm sinh học để hỗ trợ sinh trưởng của cây lúa và giảm thiểu thiệt hại năng suất lúa trên đất nhiễm mặn.

ĐHQG, Loại B

2021 - 2023

520

Tham gia

Đang thực hiện

2. BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC

1. Khuong, N.Q., Kantachote, D., Nookongbut, P., Xuan, L.N.T., Nhan, T.C., Xuan, N.T.T. and Tantirungkij, M., 2020. Potential of Mn 2+ Resistant Purple Nonsulfur Bacteria Isolated from Acid Sulfate Soils to Act as Bioremediators and Plant Growth Promoters via Mechanisms of Resistance. Journal of Soil Science and Plant Nutrition20(4), pp.2364-2378.

https://link.springer.com/article/10.1007/s42729-020-00303-0

2. Nguyễn Quốc Khương, Nguyễn Minh Chánh, Lê Vĩnh Thúc, Võ Thị Bích Thủy, Phan Chí Nguyện, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. Đặc điểm của phẫu diện đất phèn trồng thanh long (Hylocereus costaricensis L.) tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 1/2021: 67- 76.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/nCys5X2FGkC6NIuz9.pdf

3. Nguyễn Quốc Khương, Nguyễn Phúc Luông, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Bá Phú, Phan Chí Nguyện, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Đặc điểm hình thái và hóa học của phẫu diện đất phù sa canh tác cam sành (Citrus nobilis L.) tại xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 17. Trang 9-18.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/1pkKjZNOmEmOVoMV2.pdf

4. Nguyễn Quốc Khương, Lê Thị Mỹ Thu, Lê Phước Toàn, Phan Chí Nguyện, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Đặc tính hình thái và hóa học của phẫu diện đất phèn canh tác khóm tại xã Tân, Thạnh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 16. Trang 3-10.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/MUMT8ZlNdUaWuDWZ1_1.pdf

5. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Lê Thị Mỹ Thu, Lưu Thị Yến Nhi, Võ Văn Ựng, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân và Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2020. Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn nội sinh rễ cây mía đường có khả năng cố định đạm và tổng hợp Indole Acetic Acid. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 14. Trang 110-116

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/L7PXEBcIQkKSmCYm14.pdf

6. Nguyễn Quốc Khương, Lê Lý Vũ Vi, Trần Bá Linh, Lê Vĩnh Thúc, Lê Phước Toàn, Phan Chí Nguyện, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Đặc tính hình thái và hóa lý của phẫu diện đất phèn canh tác khóm tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học –Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề Khoa học đất. 56: 88-97.https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-69592/11-KHD-12-NGUYEN%20QUOC%20KHUONG(88-97)073.pdf

7. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Trần Ngọc Hữu, Trần Thị Huyền Trân, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Xây dựng “hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp” trong chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng khoáng NPK cho cây quýt đường tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học đất. Số 59. Trang 55-60.

http://tapchikhoahocdat.vn/tin-tuc/xay-dung-he-thong-chan-doan-va-khuyen-cao-tich-hop-trong-danh-gia-tinh-trang-dinh-duong-khoang-npk-cho-cay-quyt-duong-tai-xa-long-tri-thi-xa-long-my-tinh-hau-giang/

8. Nguyễn Quốc Khương, Huỳnh Mạch Trà My, Lê Vĩnh Thúc, Trần Văn Dũng, Trần Chí Nhân, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Sử dụng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía để cải thiện độ phì nhiêu và chất lượng đất phèn vùng Tứ giác Long Xuyên. Tạp chí Khoa học đất. Số 58. Trang 25-30.

http://tapchikhoahocdat.vn/tin-tuc/su-dung-vi-khuan-quang-duong-khong-luu-huynh-mau-tia-de-cai-thien-do-phi-nhieu-va-chat-luong-dat-phen-vung-tu-giac-long-xuyen/

9. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặng Hữu Ân, Trần Chí Nhân và Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA từ rễ quýt đường. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 13. Trang 18-23.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/lTCo3QBrSkKKROI83.pdf

10. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Phan Chí Nguyện, Trần Chí Nhân, Nguyễn Thị Thanh Xuân và Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Đặc tính hình thái và hóa học của phẫu diện đất phèn canh tác lúa tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 11. Trang 35-43.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/cOkiogFGi0Oo1tt75.pdf

11. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Trần Ngọc Hữu, Trần Thị Huyền Trân, Lê Phước Toàn, Trần Bá Linh, Phan Chí Nguyện, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Đặc điểm hình thái và hóa lý của phẫu diện đất phèn canh tác quýt đường (Citrus reticulata Blanco) tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 6. Trang 30-40.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/zEjDFr5DykGcvtlK5_2.pdf

12. Nguyễn Quốc Khương, Trần Ngọc Hữu, Lê Vĩnh Thúc, Trần Hoàng Em, Hứa Hữu Đức, Lâm Dư Mẩn, Nguyễn Kim Quyên, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn nội sinh cây bắp lai có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 3+4. Trang 13-18.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/AtXMtE7mIkeeDtsl2.pdf

13. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Minh Mẫn, Trần Chí Nhân và Lý Ngọc Thanh Xuân. 2020. Tuyển chọn vi khuẩn nội sinh rễ cây quýt đường có khả năng hòa tan các dạng lân khó tan trong đất phèn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 2. Trang 10-15.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/7lgKpWeSe0SRJU4U2_1.pdf

14. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Lê Thị Mỹ Thu, Lưu Thị Yến Nhi, Võ Văn Ựng, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân và Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2020. Tuyển chọn vi khuẩn nội sinh rễ cây mía đường có khả năng hòa tan lân. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 20: 35-41.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/Pages/tap-chi-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-so-20-2020.aspx

15. Nguyễn Quốc Khương, Trần Bá Linh, Lê Vĩnh Thúc, Phan Chí Nguyện, Lê Phước Toàn, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2019. Đặc tính hình thái và hóa lý của phẫu diện đất phèn canh tác khóm xen canh với cam sành, dừa và chuyên canh khóm tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Hội thảo môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tạp chí Khoa học –Trường Đại học Cần Thơ. Số 55. Trang 1-11.

https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-69592/11-KHD-12-NGUYEN%20QUOC%20KHUONG(88-97)073.pdf

16. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thái Lê, Trần Hoàng Em, Lâm Dư Mẩn, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2019. Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn từ đất vùng rễ cây bắp lai có khả năng cung cấp dinh dưỡng đạm, lân cho cây trồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 23. Trang 17-23.

http://tapchikhoahocnongnghiep.vn/FileUpload/2021-04/My1GZJxfgUeLAiKZ3.pdf

17. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Trần Chí Nhân, Nguyễn Thị Xuân Đào, Trần Văn Dũng, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2019. Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn Hòn Đất trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học –Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học (55)(2): 89-94.

http://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-66074/12-VS25-NGUYEN%20QUOC%20KHUONG(89-94)048.pdf

18. Nguyễn Quốc Khương, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2019. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía chịu được độc chất Al3+ từ đất phèn trồng lúa. Tạp chí Khoa học đất. Số 56. Số đặc biệt Hội thảo tài nguyên đất đai – tiềm năng và phát triển. Trang: 23-28.

https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-64613/baibao-66399.html

19. Nguyễn Quốc Khương, Huỳnh Mạch Trà My, Trần Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân. 2019. Vai trò của vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris đến tăng hấp thu đạm và giảm tích lũy nhôm, sắt trong hạt lúa trên đất phèn vùng Tứ giác Long Xuyên. Tạp chí Khoa học đất. Số 55. Trang 66-72

https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-64613/baibao-66403.html

20. Nguyễn Quốc Khương, Trần Chí Nhân, Tô Thành Dương,Trần Văn Dũng và Lý Ngọc Thanh Xuân. 2018. Đánh giá hiệu quả của bốn dòng vi khuẩn kháng nhôm và sắt lên cải thiện độ phì nhiêu và chất lượng đất phèn có sự hiện diện của cây lúa trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học đất. Hội nghị Khoa học đất 2018. Trang 38-42

https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-10510/baibao-59842.html

3. BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN CÁC KỶ YẾU KHOA HỌC

(đang cập nhật)

V. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ

1. PHÒNG THÍ NGHIỆM

Mã Phòng

Tên phòng

Chức năng phòng

Cán bộ quản lý

KT403

Phòng thực hành

Phân tích vi sinh

Microbiological analysis 03

Phục vụ NCKH và học phần:

- Phân tích vi sinh

- Kỹ thuật phân tích vi sinh vật

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

KTN404

Phòng thực hành
Sinh học phân tử

Molecular Biology 04

Phục vụ NCKH và học phần

+ Sinh học phân tử CNSH (BIT501) + Thiết bị công nghệ sinh học (BIT504)

+ Công nghệ sinh học nông nghiệp (ABI915)

Cơ sở di truyền chọn giống động vật - CNSHNN (BIO522)

+ Kỹ thuật phân tích chỉ tiêu vi sinh vật (FBI505)

+ Chuyển hóa sinh học (FBI508)

+Vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản (FBI511)

+ Công nghệ sinh học thực phẩm - CNSHTP (FBI506)

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

KTN406

Phòng thực hành

Nuôi cấy, phân lập nấm mốc

Mold Lab

Phục vụ NCKH và học phần: + Kỹ thuật sản xuất giống nấm (ABI504) + Nấm mốc học (FBI501) + Công nghệ lên men (ABI510) + Công nghệ lên men các phụ phẩm nông nghiệp và CNTP (FBI507) + Cơ sở di truyền chọn giống thực vật (ABI501) + Công nghệ sinh học môi trường (ABI505) + Vi sinh vật trong y học (FBI510)

V.P. Mai

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân



KTN409

Phòng dạy thực tập

Phục vụ NCKH và học phần:

+ Công nghệ sinh học thực phẩm (FBI513)

Phân loại thực vật A (CUL526)

+ Thực vật ứng dụng trong phòng trừ dịch hại (CUL919 và CUL912)

V.P. Mai

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân



KTN410

Phòng dạy thực tập

Phục vụ NCKH và học phần:

+ Công nghệ sinh học thực phẩm (FBI513)

Phân loại thực vật A (CUL526)

+ Thực vật ứng dụng trong phòng trừ dịch hại (CUL919 và CUL912)

N V.P. Mai

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân



KTN411

PTN. Protein-Enzyme Protein-Enzyme Lab.

Phục vụ NCKH và học phần: + Công nghệ protein và enzyme (BIT508) + SQF-HACCP (FBI914) + Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (FBI512)

V.P. Mai

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân



KTN414

PTN. CNSH Động vật

Animal Billogy Lab.

Phục vụ học phần:

+ Sinh lý động vật (ABH503

+ Công nghệ sinh học động vật (BIT507)

+ Tổ chức mô phôi học (BIT512)

Kỹ thuật sản xuất giống nấm (ABI504) + Sinh lý động vật (APH503)

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

N.T.B. Trân

2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

(Mục này làm từ từ, hàng tuần cập nhật ít nhất 1 thiết bị)

Mã thiết bị

Thiết bị

Giới thiệu

Cán bộ quản lý

BDMJPN001

Bộ điện di nằm Mupid-exu – Nhật

 

- Hãng sx: Mupid – Nhật

- Model: Mupid®-Exu

- Thiết bị dùng để phân tích được mẫu dựa trên các đặc điểm như kích thước, hình dạng hay điểm đẳng tích và làm nền cho mẫu chạy với các chất nhuộm để nhận dạng mẫu.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

CHGUSA001

Máy chụp hình gel Bio Rad Universal HoodII– USA

- Hãng sản xuất: Bio Rad – Mỹ

- Model: Universal HoodII

- Thiết bị dùng để ghi nhận hình chụp gel và phân tích kết quả dễ dàng.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

LTLGER001

Máy ly tâm DE66734561-Herolab - Đức

 

- Hãng sx: Hettich Zetrifugen

- Model: Mikro 220

- Thiết bị dùng để Tách các phân tử trong hổn hợp

Làm sạch, tách tạp chất trong sản xuất dầu ăn, tinh bột,... giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

MLTGER001

Máy ly tâm chân không (DNA 120-230)

 

- Hãng sx: United States

- Model: DNA 120-230

- Thiết bị dùng để cô đặc, máy làm khô, máy đuổi dung môi,giúp ngưng tụ dung môi bay hơi, ly tâm nhẹ cho phép mẫu nằm ở dưới đáy của vật chứa. Buồng ly tâm được gia nhiệt có kiểm soát làm tăng tốc độ bay hơi và không làm hư những mẫu nhạy với nhiệt độ

Thông tin chi tiết: xem tại đây

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

MQPJAP001

Máy quang phổ tử ngoại khả kiến - V730ST

 

- Hãng sx: JASCO-JPN

- Model: V730ST

- Thiết bị dùng để xác định độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng khả kiến/cực tím.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

V.P. Mai

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

TCGER002

Tủ thao tác an toàn cấp 2

 

Hãng sản xuất: ESCO - Singapore

Model: AC2-4E1

- Thiết bị dùng để cung cấp không gian để thực hiện các thao tác hóa học giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước nguy cơ lây nhiễm vi sinh học từ hóa chất và vi khuẩn. Tủ sinh học được sử dụng trong các ngành y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, nuôi cấy tế bào vi sinh và nghiên cứu sinh học phân tử.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

D.T.H. Như

V.P. Mai

N.T.B. Trân

T.C. Nhân

PCGER001

Máy PCR

 

Hãng sản xuất: Singapore

Model: C1000 Touch Thermal cycler

- Thiết bị dùng để thực hiện phản ứng PCR, nhân bản gen tăng số lượng DNA với cặp mồi và hóa chất thích hợp.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

V.P. Mai

TUGER001

Tủ ấm Binder

 

Hãng sản xuất: Binder - Đức

Model: BF115

- Thiết bị dùng để giữ nhiệt độ ổn định để ủ mẫu vật theo ý muốn người dùng

Thông tin chi tiết: xem tại đây

D.T.H. Như

V.P. Mai

N.T.B. Trân

T.C. Nhân

NTTJPN002

 

Hãng sản xuất: Binder - Đức

Model: BF115

- Thiết bị dùng để tiệt trùng các dụng cụ, mẫu vật, môi trường nuôi cấy. Đảm bảo điều kiện vô trùng của vật tư thí nghiệm.

Thông tin chi tiết: xem tại đây

V.P. Mai

N.T.B. Trân

D.T.H. Như

T.C. Nhân

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Phòng KTN311, Tầng 2, Khu Thí nghiệm Trung tâm, trường Đại học An Giang.

18 Ung Văn Khiêm, Phường Đông Xuyên, Long Xuyên, An Giang;

Điện thoại: 076-6256565(1301) Di động : 0913 798 147 (Như); 0941 240 689 (Trân); 0949 0939 87 (Mai), 0966 217 194 (Nhân).

E-mail: ntbaotran@agu.edu.vn

 

Lịch Hoạt động

CNT2T3T4T5T6T7
123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930

Hình ảnh Hoạt động

Thống kê

  • Lượt truy cập: 5,588,677
  • Hiện đang có 0 users0 khách trực tuyến.
  • Số bài viết: 504